Hậu quả 1: Điểm đọc hiểu thấp dẫn tới toàn bài thấp điểm không đủ đậu.
Hậu quả 2: Điểm đọc hiểu bị liệt (không được 19/60 điểm)
Dù là cấp độ nào thì đọc hiểu cũng chiếm 60 điểm trên tổng số 180 điểm mặc dù số câu thường khá "ít". So với phần "Chữ - Từ vựng" (文字・語彙 Moji - goi) khoảng hơn 30 câu, phần ngữ pháp khoảng hơn 20 câu thì đọc hiểu thường chỉ tầm 10 câu. Mỗi câu trị giá tới khoảng ... 6 điểm.
Ngoài ra, đọc hiểu sẽ làm tốn rất nhiều thời gian của bạn, khiến điểm các phần khác cũng bị ảnh hưởng.
ĐỌC NHANH là tối cần thiết để thi đọc hiểu
Vậy chiến lược đọc hiểu thế nào?
Đại đa số các bạn đi thi thường có chiến lược: Đọc câu hỏi trước rồi mới đọc bài. Theo tôi thì đây chỉ là LÝ THUYẾT SUÔNG. Nghe có vẻ tốt thì đúng hơn là tốt. Bởi vì đọc xong câu hỏi bạn vẫn không hiểu nội dung bài và vẫn phải đọc bài đọc ... từ đầu. Nghĩa là bạn sẽ tốn thời gian hơn cả làm bài kiểu truyền thống tức là "Đọc đề => Đọc câu hỏi => Giải đề".Để thi phần đọc hiểu tốt thì quan trọng là phải HIỀU NỘI DUNG BÀI ĐỌC NÓI VỀ GÌ trước. Do đó, đọc câu hỏi trước thường không có mấy tác dụng vì không giúp bạn phán đoán gì được về bài đọc.
Do đó, tại lớp Cú Mèo Saromalang thì tôi cho các bạn luyện tập ĐỌC NHANH tức là 速読 SOKUDOKU. Để làm bài thi tốt thì phải luyện cách đọc nhanh và tôi áp dụng cho mọi lớp Cú Mèo mọi trình độ. Bí quyết đi thi của tôi không phải là đọc câu hỏi trước, mà là ĐỌC NHANH. Và để thực sự đọc nhanh được thì các bạn cần LUYỆN TẬP (PRACTICE). Đây không phải là lý thuyết suông.
Bởi vì có nhiều dạng bài đọc hiểu khác nhau nên mỗi dạng cần phải đọc nhanh theo cách hơi khác nhau. Tôi ví dụ bài đọc về HÌNH VẼ - SỐ LIỆU thì bạn vẫn phải lướt hầu như toàn bài nhưng bí quyết là đọc nhanh và SO SÁNH. Đọc nhanh ở đây là đọc nhanh số liệu, so sánh các lựa chọn, phương án với nhau. Bởi vì những bài ĐỒ THỊ - SỐ LIỆU thì có ai hỏi về nội dung bài, ý tác giả, hàm ý gì đâu.
Họ chỉ hỏi về CON SỐ mà thôi. Vì thế, việc đọc nhanh theo kiểu nắm "nội dung đại khái" hầu như không có mấy tác dụng. Chiến lược với những bài ĐỒ THỊ - SỐ LIỆU phải là lướt nhanh và nắm bắt con số, tức là nắm bắt "TIỂU TIẾT" chứ không phải nắm "ĐẠI Ý".
Rèn luyện năng lực PHÁN ĐOÁN
Đọc hiểu thực chất không phải 100% là "đọc và hiểu" vì như thế sẽ tốn thời gian khủng khiếp. Do đó, chúng ta cần luyện ÓC PHÁN ĐOÁN nữa. Thông qua luyện tập bạn sẽ phán đoán tốt lên. Do đó, 1 tháng trước kỳ thi JLPT thì tại lớp Cú Mèo Saromalang chỉ tập trung luyện đề. Luyện đề hầu như không giúp bạn giỏi tiếng Nhật lên mấy, nhưng giúp bạn có KINH NGHIỆM để tránh sai lầm khi đi thi.Hơn nữa, lợi thế của LUYỆN ĐỀ là biết bạn yếu chỗ nào để bồi đắp theo kiểu "ăn liền bổ não". Thêm vào đó, luyện đề thực sự giúp bạn PHÁN ĐOÁN tốt hơn hẳn so với không luyện.
Tất nhiên, cuối cùng năng lực thực sự của bạn là VỐN TỪ VỰNG. Tại Cú Mèo Saromalang thì tôi không tính từ mà bạn "biết" là vốn từ của bạn, mà chỉ những từ mà bạn VẬN DỤNG được mới là của bạn. Nếu bạn chỉ "biết" mà không vận dụng được, sớm muộn bạn sẽ quên.
Đây là lý do mà vì sao các bạn thi N3, N2, N1 chỉ được tầm 50 - 60% mà thôi. Vì vốn từ vựng các bạn rất yếu. (Trừ các bạn học bài bản tại Saromalang từ đầu mới dễ thoát được cái bẫy này.)
Tôi thi cấp độ nào thì cũng thường được 90% trở lên, nếu không nói 95% trở lên. Với kỳ thi JLPT mới hiên nay, tôi thi thường điểm tối đa 100% tuy nhiên đây là điểm chuẩn hóa vì tôi vẫn thường sai vài câu. Nhân tiện, thời gian tới tôi cũng sẽ tham gia thi thường xuyên cho vui.
Hơn tuần nữa là tới kỳ thi rồi. ワクワクしている?
Takahashi
今回、N3は合格ように!皆さんも頑張ろう。
Trả lờiXóa