Ít nhất thì hãy dùng những từ điển tin cậy.
Cách dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nhật là phải thông qua tiếng Anh vì từ điển Anh <=> Nhật mới tin cậy được.
Các bước dịch từ chuyên môn Việt => tiếng Nhật
Bước 1: Tìm từ chuyên môn tiếng Anh tương đương bằng cú pháp:
[TỪ CẦN TRA] ENGLISH
hoặc
[TỪ CẦN TRA] TIẾNG ANH LÀ GÌ
Bạn có thể tham khảo Tool dịch thuật Saromalang để có khái niệm.
Bước 2: Chuyển từ chuyên môn tiếng Anh sang tiếng Nhật theo cú pháp:
[ENGLISH TERM]とは
Thực hành: Tra "tổng thầu" sang tiếng Nhật (thuật ngữ tiếng Nhật ngành xây dựng).
Bước 1: Tra "tổng thầu english" và ngó trên Google, thu được "general contractor".
Bước 2: Tra "general contractorとは" thu được ゼネコン.
Vậy thì:
"tổng thầu" = ゼネコン
Làm nghề dịch thì kiến thức rộng
Làm nghề dịch sẽ trở thành người có kiến thức uyên bác, từ đó có thể làm nhiều ngành nghề khác nhau. Bản thân nghề dịch cũng là nghề thú vị. Nhưng muốn thành dịch giả chuyên nghiệp thì phải có phẩm cách dịch giả. Vì nếu không thì bạn sẽ chỉ làm việc không chuyên nghiệp, với những người không chuyên nghiệp, ... Đừng làm như thế vì nó không đáng ^^.Tôi ví dụ "tổng thầu" là gì? Tổng thầu là nhà thầu tổng nhận toàn bộ hợp đồng rồi mới phân lại.
"Nhà thầu" là gì? Đó là contractor, tức là một công ty ký hợp đồng với công ty khác và nhận làm thay công việc cho họ. Nhà thầu xây dựng là những người nhận hợp đồng xây dựng từ chủ đầu tư tức là chủ dự án.
Ví dụ công ty A muốn xây tòa nhà văn phòng cao cấp ở một khu đất thì vì họ không phải công ty xây dựng nên họ phải thuê công ty xây dựng cho họ (công ty A chỉ kinh doanh nhà đất). Vì thế họ thuê công ty B xây cho họ. Công ty B gọi là nhà thầu (contractor) còn công ty A là chủ đầu tư.
"Thầu" hay "nhận thầu" là bạn nhận làm việc thay cho người khác. Còn bên giao việc thì gọi là "giao thầu". "Thầu" có nghĩa như là "hợp đồng" vậy. Bên giao thầu gọi là Contractee.
Nhà thầu phụ: Một nhà thầu, đặc biệt tổng thầu, không thể làm hết công việc được, hoặc vì ngoài khả năng, hoặc vì tốn thời gian hiệu quả thấp. Họ sẽ thuê lại các nhà thầu khác làm các công việc nhỏ hơn ví dụ làm chiếu sáng, trang trí nội thất, thiết kế cảnh quan (cây cối, ...). Các nhà thầu khác nhỏ hơn này gọi là "nhà thầu phụ" tức subcontractor.
"Nhà thầu" được coi là từ chuyên môn lĩnh vực xây dựng và thường hiểu là "nhà thầu xây dựng".
Nhân tiện, "nhận thầu" tiếng Nhật là 請負 (ukeoi) và "giao thầu" tiếng Nhật là 元請け (motouke). Còn "thầu phụ" là 下請け (shitauke).
Vì sao gọi là "thầu"?
Đây có lẽ là tiếng Hoa. Trong tiếng Hoa thì gọi việc nhận thầu là 承建商 [thừa kiến thương] tức là giao dịch thương mại nhận việc xây dựng. Chữ "thừa" này đọc trong tiếng Tiều phổ biến ở Việt Nam có lẽ là "thầu". Ví dụ như món "điểm sấm" của người Hoa thật ra là món 点心 "điểm tâm".Hoặc có thể nó là từ tiếng Quảng Đông 判頭 [phán đầu] và chữ "thầu" là từ chữ 頭 [đầu] mà ra. Có lẽ nghĩa này hợp lý hơn. Rõ ràng "thầu" không mang nghĩa tiếng Việt mấy. Chúng ta cũng biết món "màn thầu", món "xá xíu" của người Hoa. Đây mới là cách đọc chuẩn tiếng Việt:
"màn thầu" = 饅頭 [man đầu] tiếng Nhật đọc là まんじゅう
"xá xíu" = 叉焼 [xoa thiêu] tiếng Nhật đọc là チャーシュー
Chữ 叉 [xoa] là trong chữ 夜叉 [dạ thoa, yasha]. Chắc vì nướng (焼 thiêu) lên thì trông như dạ xoa!
Vì đọc là "man đầu" và "xoa thiêu" thì chẳng ai hiểu gì nên có thể dịch tạm là "bánh bao của người Tiều", "thịt nướng của người Tiều". Đồng ý?
Tóm lại thì có thể dịch lại contractor (nhà thầu) là "bên nhận hợp đồng xây dựng" và contractee (giao thầu) là "bên giao hợp đồng xây dựng". Như vậy thì dễ hiểu hơn nhiều.
Tiếng Anh gọi thành cặp là Contractor/Contractee thành một cặp. Cũng như Employer và Employee: Employer là nhà tuyển dụng còn Employee là "người được tuyển dụng" (người là công).
Câu hỏi: Có cách nào dịch thuật ngữ hay từ chuyên môn tiếng Việt sang tiếng Nhật tốt hơn không?
Đáp: Không. Cách của Saromalang đã là tốt nhất. Nếu bạn muốn thử thì cứ thử xem. Để dịch thuật ngữ tốt thì khả năng tìm kiếm, khảo sát, ... phải tốt. Việc này đòi hỏi Internet IQ (search IQ) phải cao. Thời trẻ thì xài Internet nhiều và mày mò nhiều vào sẽ tới một ngày bạn giác ngộ.
Chúc vui vẻ.
Takahashi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét