Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Những bài dokkai nham hiểm

読解 Dokkai (Độc Giải) có nghĩa là "Đọc hiểu", một phần thi quan trọng nếu bạn thi Nô hay thi Nát. Hôm nay, Saroma Lang sẽ đưa một bài đọc hiểu để các bạn thử tài. Để các bạn thấy được tính chất "nham hiểm" của thể loại Dokkai, Takahashi sẽ ra đề song ngữ Việt - Nhật luôn.

子供の時代、暴力だらけの学校に通っていたがそれが理由で平和を愛するわけではない。
Kodomo no jidai, bōryoku-darake no gakkō ni kayotte ita ga sore ga riyū de heiwa wo aisuru wake dewanai.
Ý nghĩa: Hồi nhỏ, tôi học trong một ngôi trường đầy rẫy bạo lực nhưng không vì thế mà tôi yêu hòa bình.
>> On Facebook

Bạn hãy chọn câu đúng trong 4 câu sau:
(1) 作者は平和を愛する。 Sakusha wa heiwa wo ai suru.
Tác giả yêu hòa bình.

(2) 作者は平和を愛しない。 Sakusha wa heiwa wo ai shinai.
 Tác giả không yêu hòa bình.

(3) 作者が平和を愛するかどうかは断言できない。 Sakusha ga heiwa wo ai suru kadouka wa dangen dekinai.
Không thể khẳng định chắc chắn tác giả có yêu hòa bình không.

(4) 作者は子供の時代に暴力を振舞った。 Sakusha wa kodomo no jidai ni bouryoku wo furumatta.
Tác giả có hành vi bạo lực hồi nhỏ.

Bạn chọn câu nào? Sao vàng cho bạn nào trả lời đúng.

GIẢI ĐÁP

Trước hết, Takahashi phải nói là các bài đọc hiểu - dokkai tiếng Nhật rất nham hiểm và đòi hỏi bạn phải thật là khôn ngoan, nhanh trí. Nhưng nó sẽ không nham hiểm lắm sau khi tôi giải thích BÍ QUYẾT cho các bạn.

Ở trong bài trên, "không vì thế mà tôi yêu hòa bình" có thể hiểu thế nào? Đây là sự PHỦ ĐỊNH và đối tượng phủ định là một vế câu "vì thể mà tôi yêu hòa bình". Tức là cả vế câu bị phủ định (có thể hiểu như thế) chứ không phải phủ định "vì thế" hay phủ định "tôi yêu hòa bình".

Có thể hiểu là:
  • vì thế mà tôi không yêu hòa bình
  • tôi yêu hòa bình nhưng không phải vì lý do đó
Có một số bạn sẽ hiểu theo cách đầu, và một số hiểu theo cách sau. Do đó, bạn chọn câu 2 hay câu 1. Thậm chí có bạn còn suy luận là "tác giả có hành vi bạo lực hồi nhỏ".

BÍ QUYẾT: Bạn không được suy diễn!

Đây là bí quyết quan trọng nhất của việc làm bài dokkai. Bạn không được suy luận hay suy diễn. Khi bạn suy luận, bạn có thể suy luận đúng hay suy luận sai nhưng làm bài sẽ sai. Bạn phải bám sát lời văn trong đề.

Vì có 2 cách hiểu như trên (do phủ định toàn vế câu) nên câu 1 và câu 2 đều là suy diễn. Do là SUY DIỄN nên nó SAI.

Câu 4 "Tác giả có hành vi bạo lực hồi nhỏ" cũng hoàn toàn là SUY DIỄN. Lời văn không hề đề cập tới việc này mà chỉ nói tác giả học trong một ngôi trường đầy rẫy bạo lực. Do đó, câu 4 sai.

Câu đúng là câu 3.Không thể chắc chắn vì có 2 cách hiểu đã nói trên.

Bạn sẽ thấy LẠ, vì câu 3 có vẻ ít liên quan nhất và có vẻ dài dòng. Nhìn chung cũng nên chú ý đến nhưng câu dài, có vẻ ít liên quan. Đó có thể là CÁI BẪY (trick).

Bí quyết phụ: Nên chú ý tới câu dài có vẻ ít liên quan, hoặc chính là đáp án hoặc thực sự không liên quan!

Đáp án: Câu 3.

Takahashi

6 nhận xét: