- Làm sao để nhớ động từ?
- Không có câu chuyện mệt đừ không xong...
Các bạn có còn nhớ rằng, càng có nhiều chuyện nhảm thì càng nhớ lâu không? Tôi thì có vô số (cả kho) các câu chuyện nhảm, nên cũng không cần phải nỗ lực trong việc nhớ từ vựng tiếng Nhật lắm. Những câu chuyện nhảm để nhớ từ tiếng Nhật này đi theo năm tháng và ngày càng ... nhiều thêm. Nếu không có chuyện nhảm (ゴミ話 gomi-banashi) thì tôi sẽ không thể nào biết nhiều và nhớ lâu từ tiếng Nhật như vậy.
Hôm nay tôi sẽ bàn về cách nhớ động từ tiếng Nhật. Ngoài một số từ mà cách đọc đã rõ ràng (vì là từ ghép kanji 熟語) [ví dụ như 希望する kibō suru = hi vọng (chứ không phải "ky bo"), 絶望する zetsu-bō suru = tuyệt vọng, 失望する shitsu-bō suru = thất vọng] ra thì động từ Nhật khá là khó nhớ. (Mà bạn cũng có thể nhớ là cứ "ky bo" thì sẽ rất có hi vọng: Tích được nhiều tiền!)
Ví dụ: motarasu = mang đến (tai họa, v.v...), osoreru = sợ, arasou = tranh, giành
Chẳng có nhiều quy tắc lắm! Bạn có thể bi quan về một ngày mai ... quên sạch động từ tiếng Nhật! Nhưng không cần phải lo lắng như vậy, vì bạn cũng đang trên đường tạo ra một kho các câu chuyện của riêng bạn. Dưới đây là một số cách tham khảo.
Đơm đặt bịa chuyện:
Ngửi KAGU => "Cá ngừ" thơm nên phải ngửi => Cá ngừ => KAGU
Cắn KAMU => Quả "CAM" ngon thì phải cắn => CAM => KAMU
Lược bỏ HABUKU => "Hàng buổi cuối" nên phải lược bớt những cái đã hỏng đi => HABUKU
Arasou = Tranh, giành => "Anh lại sợ ư?" <= Anh sợ tranh giành à?
Otoroeru 衰える = Suy yếu => "Ông tôi lỡ ế rồi" <= Ế thì suy yếu là đúng, có ai chăm sóc đâu?
Osoreru 恐れる = Sợ => "Ông sợ LÉ ru?" <= Bị lé thì ai cũng sợ hết trơn!
Motarasu もたらす = Mang tới (nguy hiểm, v.v...) => "Mơ thấy làn sóng" <= Làn sóng MANG gì TỚI?
Azamuku 欺く = Đánh lừa => "Anh dám mua không?" <= Lừa người ta mua hàng
Aratameru 改める = Thay đổi, đổi mới => "Anh làm ta mê lú" <= Đổi mới liên tục chẳng biết đâu mà lần
Có những động từ / từ bạn có thể nhớ theo quy tắc:
Katamukeru 傾ける = Làm nghiêng đi; Ở đây "kata" là "một bên, một phía", "mukeru" là hướng tới, làm cho hướng tới => Làm hướng tới một bên thì là "làm nghiêng đi".
Nagamochi 長持ち = Bền => "Mang" (motsu => mochi) được "lâu" (nagai => naga)
Ngoài ra, tiếng Nhật còn có động từ ghép như 受け取る (uketoru = nhận, tiếp nhận), 寄りかかる (yori-kakaru = dựa vào), ở đây "yoru" là ghé vào còn kakaru là dựa, treo => "dựa vào".
>> Xem: Động từ ghép tiếng Nhật
Không chỉ động từ:
Keitai 携帯 = điện thoại di động <= cái để kê vào tai
Tako タコ = con bạch tuộc <= CÔ TA là con bạch tuộc
Kenketsu 献血 (kanji: hiến huyết) = hiến máu <= Bị rút máu nên nghiến răng "ken két"?!
v.v...
Bịa đặt kiểu vui nhộn? bịa đặt kiểu bậy bạ? cho cả tên bạn bè vào? bịa đặt kiểu ... bịa đặt? Đó hoàn toàn là quyền của bạn. Chúc bạn cũng sẽ có một kho hàng hoành tráng!
Chi co the la saromalang....:)))
Trả lờiXóacach nay thu vi lam do ap dung hoc tu vung la ok
Trả lờiXóaMình có 1 từ này liên hệ giữa tiếng Anh và tiếng Nhật đây:
Trả lờiXóa名前: tên
Tiếng Anh: Name => tiếng Nhật thêm chữ a vào trước chữ e nữa => Namae
Hoặc cách nhớ Kata từ Hira thì mình cũng tìm cho một cách quy tắc như:
Ki: き bỏ nét ở dưới thành キ
Hoặc
Ya: や bỏ nét "'" và viết cứng lại thành ヤ
Nói chung nếu học các bạn biết liên tưởng thì sẽ dễ vô đầu lắm đó.
Nhảm thật! :))
XóaĐúng đó
XóaHay đấy chứ he he :D
Xóamột cách nhớ thú vị. like!
Trả lờiXóanhưng cách này ngồi học cả buổi mới đc mấy từ, sau này khi đọc 1 đoạn văn hay nói thì mình làm sao phản xạ nhanh mà đọc và nói ngay đc? vì từng từ 1 mình phải liên hệ với những gì mình bịa mới nhớ đc, việc này sẽ làm mình bị chậm đi khi nghe nói or đọc? hix
Trả lờiXóatheo mình nghĩ, trước hết phải nhớ đc đã; sau đó ứng dụng nhiều tự nhiên sẽ có phản xạ :D
XóaBạn nói rất chính xác, phải nhớ được từ trước đã, không nhớ được thì cũng không có cơ hội phản xạ hay giao tiếp!
Xóathu vi ghe,thich saromalang roy
Trả lờiXóacách này rất hay nhưng đòi hỏi phải có trí tưởng tượng phong phú.:))
Trả lờiXóamình học 2 bảng chữ cái trong vòng chưa tới 3 ngày
Trả lờiXóanói chung là mình tưởng tưởng nhiều cái hơi bị bựa lắm
share cho máy bạn 1 ít
mình ko bjk gõ tiếng nhật trên bàn phím
she là cô gái
he is driven car giống tư thế ngồi lái xe
sư là superman
ma là có 4 cái tay
mi là ta thấy giống số 4 đọc là four me hehe
nhiều lắm kể ko hết
đúng thế mà, những ai học ngoại ngữ là những vua bịa chuyện hết. nhưng là phương pháp tốt để nhớ lâu. giống như chữ ふ trong HIRAGANA thấy chẳng có nét nào liền nét nào hết nghĩa là bị rời rạc hết là bị " hư " mà chữ đó đứng hàng sau chữ " hi " nên tạm đọc là " hư " cho dễ nhớ
Trả lờiXóa:). mình cũng hay học theo kiểu này. rất dễ nhớ. nhiều lúc bạn bè bảo mình bị hâm :))
Trả lờiXóachao ban ,cho minh hoi thi n4 can hoc kan gi nao va ngu phap ntn ne.cam on bam
Trả lờiXóaĐến hôm qua mình mới tình cờ được biết đến trang web này. Và thấy trang web rất thú vị, thật sự rất cần cho những người mới học tiếng nhật như mình. Cảm ơn Saromalang :)
Trả lờiXóaUhm, phải đối phó bằng cách này để nhớ thôi, nhớ hồi học tới từ "gakkou" = school trường, nghe trong tiếng Việt nó như là "gạt cô (giáo)" => đến trường mới gạt cô được =>> gakkou là trường hahaha
Trả lờiXóaSiêu chuẩn không cần chỉnh!
Xóabá đạo quá à.
Trả lờiXóaanh cho em hỏi học âm kanji làm gì vậy anh. Em đang tự học mà đang học cái bảng từ vựng hiragana. :D. xong rồi đang ghép câu cho nhớ > phê thiệt
Trả lờiXóaMình đang học trung cao cấp, hồi mới học sơ cấp mình cũng hay dùng cách "bịa đặt" vầy cho dễ nhớ. Nhưng mà cách "bịa" của Saroma vui và thú vị hơn. ^_^ hi
Trả lờiXóaHay lắm, cám ơn Saroma!
Rất tuyệt! Rất hợp cho những người mới học chữ mềm!
Trả lờiXóaHay! Hiệu quả!
Trả lờiXóaThật tuyệt vời, ở website này t thấy có rất nhiều điều thú vị, cần phải đọc và thích đọc.
Trả lờiXóaBắt đầu học tiếng nhật thì nên học từ đâu ạ ?
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaRất thích các bài viết của anh,sao anh ko đăng bài trên youtube?rất hi vọng được học bài của anh trên đó. Anh viết thì hay rồi nhưng ko biết khi nói thì sao^^
Trả lờiXóacó cách gì hay có câu văn gì giúp nhớ thứ tự của bảng chữ cái ko nhỉ
Trả lờiXóa