Bài này giới thiệu nhân xưng trong tiếng Nhật và cách sử dụng. Các bạn có thể thấy là khác với tiếng Anh, tiếng Nhật cũng sử dụng nhân xưng khác nhau tùy hoàn cảnh nói chuyện, cách người nói nhìn nhận về bản thân và quan hệ giữa người nói và người nghe như tiếng Việt.
Danh sách nhân xưng trong tiếng Nhật
Nhân xưng thứ nhất và thứ hai trong tiếng Nhật
私=わたし=watashi
"Tôi": Dùng trong hoàn cảnh thông thường, lịch sự, trang trọng. Ví dụ khi bạn gặp người lạ, hoặc với người lớn tuổi hơn.
Số nhiều là: 私たち(わたしたち、watashi-tachi)
あなた=anata
Nghĩa: Anh, chị, bạn, ông, bà.
"Anata" là cách gọi lịch sự người mà bạn không thân thiết lắm, hoặc là cách gọi thân mật của người vợ với chồng.
Đây là cách gọi lịch sự với người mới quen, trong văn viết thì sẽ dùng chữ kanji là 貴方 (quý phương, anata) cho nam và 貴女 (quý nữ, anata) cho nữ. Chú ý là trong văn viết bạn không nên dùng chữ hiragana あなた trừ khi muốn gọi thân mật.
Số nhiều dạng lịch sự: 貴方がた(あなたがた、anatagata)= Quý vị, quý anh chị
Số nhiều dạng thân mật hay suồng sã: あなたたち(anatatachi)= Các bạn, các người
Các bạn cần chú ý là anata là dạng hết sức lịch sự, nhất là dạng số nhiều "anatagata" (các anh, các chị, các vị).
君=きみ=kimi
"Em": Cách gọi thân ái với người nghe ít tuổi hơn.
Bạn trai gọi bạn gái, thầy giáo gọi học sinh, người lớn tuổi hơn gọi đàn em.
君がそばにいなくて僕はさびしい。
Không có em bên cạnh anh rất cô đơn.
私=わたくし=watakushi
"Tôi" ở dạng lịch sự hơn "watashi", dùng trong các trường hợp buổi lễ hay không khí trang trọng.
Số nhiều: 私ども (watakushi domo)
Đây là cách xưng hô khiêm tốn nhất cho nhân xưng thứ nhất.
僕=ぼく=boku
"Tôi": Dùng cho nam giới trong các tình huống thân mật, ví dụ trong gia đình ("con", "cháu"), với thầy giáo ("em"), với bạn bè ("tôi", "tớ"), với bạn gái ("anh"). Chú ý là đây là dạng thân mật nhưng không hề suồng sã. Tránh dùng trong các tình huống trang trọng hay lễ nghi.
あたし=atashi
Là cách xưng "tôi" mà phụ nữ hay dùng. Giống "watashi" nhưng điệu đà hơn.
俺=おれ=ore
"Tôi, tao, tớ": Dùng cho trường hợp thân mật giữa bạn bè, với người thân thiết ít tuổi hơn hay dùng như "tao" là cách xưng hô ngoài đường phố.
Đây là cách mà những kẻ đấm đá ngoài đường hay xã hội đen thường xuyên nói, được coi là cách nói không lịch sự.
Tuy nhiên trong tiếng Nhật bạn trai có thể dùng "ore" với bạn gái và gọi bạn gái là "omae" ("mày").
お前=おまえ=omae
"Mày", "cậu" (bạn bè): Dùng cho đường phố. "Mae" là trước mặt, omae tạo thành danh từ chỉ người đứng trước mặt. Còn gọi chệch là おめえ (omee).
Bạn trai có thể gọi bạn gái không lịch sự là "omae".
手前=てまえ hay てめえ = temae, temee
"Mày" ở dạng còn mạnh hơn hơn "omae". Không nên dùng từ này trừ trong tình huống chửi bới.
Đây là cách xưng hô bất lịch sự nhất đối với nhân xưng thứ hai.
わし=washi
"Lão": Cách xưng "tôi" của người già, các bạn xem truyện tranh chắc hay thấy.
我々=われわれ=wareware
"Chúng ta": Bao gồm cả người nghe. "Watashi tachi" là "chúng tôi", không bao gồm người nghe.
Ví dụ:
我々サイゴン人は繊細な心を持っている人間です。
Chúng ta, những người Sài Gòn, là những người có tâm hồn nhạy cảm.
諸君=しょくん=shokun
(kanji: "chư quân")
"Các bạn": Xưng hô lịch sự với đám người ít tuổi hơn, như vua nói với binh lính, thầy giáo nói với học sinh, v.v...
Đây là cách nói khá văn chương, kiểu cách. Dạng lịch sự hơn sẽ là "anata gata".
Nhân xưng ngôi thứ ba và cách xưng hô với ngôi thứ 2 trong tiếng Nhật
彼=かれ=kare
Nghĩa: Anh ấy, anh ta
Dùng gọi nam giới ngôi thứ ba. "~san" sẽ là dạng lịch sự hơn. "Kare" là cách gọi trung lập.
Số nhiều: 彼ら=かれら=karera
Chú ý là "kare" cũng dùng để chỉ "bạn trai", cách nói âu yếm hơn là "kareshi" (彼氏).
私の彼:Bạn trai tôi
彼女=かのじょ=kanojo
Nghĩa: Cô ấy, cô ta
Giống "kare" nhưng dùng cho nữ.
ぼくの彼女:Bạn gái của tôi
~さん=~san
Cách gọi thông thường với ai đó "Anh", "chị", "ông", "bà".
鈴木さん:Chị Suzuki
佐藤さん:Anh Satoh
高原さん:Ông Takahara
Đây là cách dùng thông thường với người lớn tuổi hơn, hay với người mà bạn không thân thiết lắm. Các bạn có thể dùng cách này để gọi người nghe hay gọi người nào đó với người nghe.
~氏 = ~shi
Đây là dạng cứng hơn (lịch sự trang trọng hơn) của "~san", thường dùng trong văn bản (cách nói cứng và chính thống). Ví dụ:
鈴木氏 Suzuki-shi: Ông/bà Suzuki
Đây là cách nói TRUNG LẬP (khách quan, không chứa đựng cảm xúc) về người thứ ba, không gọi người đối diện là "~shi" nhé.
~君=~くん=~kun
"Bạn", "em" dùng để gọi bạn bè hay người nam dưới tuổi bạn. Các bạn nữ có thể gọi các bạn nam cùng lớp hay cùng nhóm. Có thể gọi "em" với người nam nhỏ tuổi hơn. Các bạn có thể dùng cách này để gọi người nghe hay gọi người nào đó với người nghe.
加藤君:Bạn Katoh
~ちゃん=~chan
Giống như "~kun" nhưng gọi cho nữ. Có thể dịch là "em", hay "bé".
マイちゃん:bé Mai
~様=~さま=~sama
Cách gọi lịch sự "ông", "bà", "ngài", "quý bà". Cách gọi này lịch sự hơn "~san".
Ví dụ: 高橋様 = Ngài Takahashi
Các bạn có thể dùng cách này với người mới quen mà bạn tôn kính, hay mối quan hệ công việc. Thường dùng để gọi trực tiếp người nghe.
お客様:Quý khách (okyaku sama)
~殿=~どの=~dono
(kanji: "điện")
Cách gọi lịch sự nhất với người nghe, trên cả "~sama". Sử dụng trong hoàn cảnh cực kỳ trang trọng.
お宅=おたく=otaku
"Otaku" vốn là từ dùng để gọi nhà của ai một cách lịch sự (taku = nhà, tư dinh), trong xưng hô là cách nói kiểu cách như kiểu "các hạ". Cách này là cách nói hết sức kiểu cách, thường hay dùng trong văn hóa "otaku" là văn hóa của những người đam mê manga Nhật Bản (trong đó các nhân vật gọi nhau hết sức kiểu cách.)
Các cách gọi người thứ ba không có mặt trong tiếng Nhật
人=ひと=hito
Cách gọi thông thường, ví dụ:
その人:Người đó
安藤さんという人:Người gọi là anh Andoh
方=かた=kata
Cách gọi lịch sự. "Ngài ấy", "bà ấy", "quý cô đó".
その方:Quý bà đó
安藤さんとい方:Người gọi là anh Andoh
Bạn nên dùng cách này để gọi người của đối phương.
Số nhiều: kata gata (gata là để cấu tạo số nhiều dạng tôn kính)
もの=mono
弊社の安西というものが対応いたします。
Anzai của công ty chúng tôi sẽ giải quyết.
Tên + "to iu mono" là cách gọi khiêm nhường người thuộc bên người nói, chú ý là trong trường hợp này chỉ dùng tên không mà không phải dạng "~san".
あいつ=aitsu
"Thằng đó", "hắn": Chỉ người thứ 3. Đây là cách gọi khinh miệt.
Số nhiều: あいつら (aitsura) bọn nó
こいつ=koitsu
"Thằng này": Gọi người nghe một cách khinh miệt
そいつ=soitsu
"Thằng đó": Gọi khinh miệt một người thứ 3 không có mặt
この野郎=このやろう=kono yarou
"Thằng chó này": Cách gọi nhục mạ người đối diện
(Tham khảo: ばか野郎=baka yarou = "thằng ngu, thằng ngốc" cũng là một cách gọi nhục mạ)
"yarou" là cách gọi miệt thị, ví dụ "sono yarou",...
Cấu tạo số nhiều nhân xưng và cách gọi trong tiếng Nhật
Dạng lịch sự: Thêm "gata"
貴方がた: Quý vị, các bạn
方々(かたがた): Những người (dạng lịch sự hơn 人々 hitobito)
Dạng thông thường: Thêm "tachi"
あなたたち:Mấy người, các người
安西さんたち:Nhóm chị Anzai
子供たち:Lũ trẻ
友達(ともだち):Bạn bè
兵士たち:Những người lính
その人たち:Những người đó
Dạng suồng sã: Thêm "ra"
彼ら:Đám anh ta
彼女ら:Đám chị ấy
放浪者ら:Đám người lang thang
お前ら:Chúng mày
あいつら:Chúng nó
Các cách gọi khác trong tiếng Nhật
王様:ousama, vua
陛下様:Bệ hạ
閣下:kakka (các hạ) = các hạ (gọi đối phương là người cao quý một cách tôn kính)
小生:shousei (tiểu sinh) = tiểu sinh (tự gọi bản thân một cách khiêm tốn)
Ngoài ra có thể dùng danh từ chung để gọi như:
青年=せいねん=Thanh niên
若者=わかもの=Người trẻ tuổi
(Sẽ bổ sung khi có thêm)
uhm.Mình đang cân tìm hiêu nhưng phân này.Thaks!
Trả lờiXóaừ tớ cũng vậy ! đọc xong bài này ! thấy rất thoải mái ! vì mình đã hiểu được điêu mình thắc mắc từ lâu!
Trả lờiXóahay qua'!thank!
Trả lờiXóaomae la cach goi k lich su cua ban trai danh cho ban gai? hay la cach goi thaan thiet?
Trả lờiXóaVd tiếng việt mình cũng thế, những lúc trêu đùa giữa những đôi yêu nhau họ vẫn gọi mày-tao đấy. Ngôn ngữ thuộc dạng k lịch sự nhưng vẫn rất yêu thương. Nói chung là lịch sự hay k lịch sự thì còn phải hiểu theo hoàn cảnh sử dụng nữa
Xóa@bạn hayashi:
Trả lờiXóa"omae" nhìn chung thì là suồng sã, không lịch sự, nếu gọi một cách lịch sự thì phải là "kimi" còn gọi thân thiết thì là "~ chan".
noi the nao nhi? dung la lich su thi la "kimi", than thiet thi la "...chan" nhung minh van thuong thay nguoi nhat goi vo bang "omae" boi vi vo la "uchinohito", va theo minh nghi da la nguoi trong nha thi do la cach goi than thiet hon, co fai k?
Xóanguoi nhat thuong chi su dung cach noi lich su voi cap tren hoac nguoi ngoai, cung nhu su dung familyname, voi nguoi nha hoac ban gai ho chi su dung ten. do cung la lich su va than thiet, co fai k? minh thay trong tieng nhat lich su gan nhu dong nghia voi "tsumetai", boi vi co lan minh thay nguoi ban bi bat loi vi su dung keigo va goi ban trai bang ho, bi noi la tsumetai!
kho fan biet wa hen...
Thật ra thì tùy người, với những người vốn vẫn ăn nói suồng sã thì "omae" là bình thường nhưng với tôi thì không. Vì quan điểm mỗi người khác nhau, độ lịch sự khác nhau nên cũng không cần quan tâm lắm mà làm sao dùng cách nào mình thoải mái thôi. Người Nhật thì thường không lịch sự với vợ hay bạn gái lắm.
Xóae thì xem phim Sát thủ bông tuyết (là cô gái chuyên giết những kẻ ác để giúp ích cho dân). Cô gái này khi gặp bang chủ của Cái bang, vị bang chủ đã rất xúc động vì đã giết dùm kẻ ức hiếp ông ta. Vậy mà tại sao ổng lại gọi cô ấy là: "Omae san" (trong khi ổng vẫn biết rõ tên tuổi cô này). Chỗ này e k hiểu, mong Saroma giải đáp giúp. Em xin cảm ơn nhiều! :D
XóaThực ra, mỗi ngôn ngữ đều có sự khác nhau, mỗi quốc gia đều có cách dùng ngôn ngữ riêng, mỗi người cũng có cách hiểu khác nhau, không ai giống ai. "Omae" tuy dịch ra có nghĩa là "mày" nhưng theo một số người hiểu cũng không hẳn là vậy. Thường thì nghĩa được dịch theo ngữ cảnh và giọng điệu của người nói...không nhất thiết phải dịch theo khuôn khổ như vậy.
XóaBạn ơi ngôi ''chị ''trong tiếng Nhật thì gọi như nào vậy bạn?
Trả lờiXóa" Chị" ngôi thứ nhất: watashi
Xóa"Chị" ngôi thứ hai và ba: ***san
cho mình hỏi otokono ,onanno thì sao ạ
Xóapạn ơi phân biệt dùm tớ..."nara,...ba,..tara,to"
Trả lờiXóavới..."no,koto,mono"
tks pạn nhìu nhé...web kủa pạn hay lém..hỳ
Đã có ở đây:
Xóahttp://www.saromalang.com/2011/08/cac-cach-noi-hay-dung-trong-tieng-nhat.html
素敵です
XóaBạn ơi, tiếng Nhật không có từ "con" nhỉ. Kiểu VN mình gọi "con ơi" thì Nhật họ gọi tên chứ không có từ riêng phải không
Trả lờiXóakhông có từ riêng,gọi tên hoặc あなた là thôi bạn ah
Xóabạn ơi,trong phim và đôi khi trong cuộc sống hàng ngày,mình vẫn nghe người nhật nói về người thứ 3 vắng mặt là あの人{người kia}、chứ ko phải là その人{người đó}như việt nam nhỉ,bạn có thễ giải thích rõ hơn zùm mình được ko ạh
Trả lờiXóaChào bạn, ngược lại đó bạn à! その人 là nói về một người mà 2 người đang nói chuyện cùng nghĩ đến, còn あの人 là nói về 1 người đang ở đằng kia (2 người cùng nhìn thấy)
Xóaその人 = "người đó"
あの人 = "người kia"
=> Tiếng Nhật và tiếng Việt giống nhau!
theo mình sonohito là 1 trong 2 người biết, hoặc cả 2 k biết. còn anohito là cả 2 người cùng biết. cái này mình học phần ngữ pháp cũng thấy đề cập và cô giáo cũng đã giải thích như vậy
Xóasonohito la ca 2 nguoi deu biet, con anohito la nguoi noi biet nhung nguoi nge khong biet.
XóaVậy cho mình hỏi nee-san là j`??
Trả lờiXóamình xem anime thì nee-san hình như là chị hay sao ấy..
Xóacòn oni là anh hay sao ý...
k bít phải k?
chào bạn, t xem anime thì -chan có thể dùng xưng cho con trai. Vậy là sao?
XóaĐược chứ, gọi kiểu đáng yêu ý mà :D
XóaOni có nghĩa là con quỷ. Onii hoặc nii(2 chữ i) có nghĩa là anh. Nee hoặc onee nghĩa là chị
Xóatheo mình biết thì chan và kun trong tiếng nhật sử dụng k thống nhất như nữ là chan và nam là kun đâu. Nếu một người thấy bạn nữ đó hơi mạnh mẽ, .... thì có thể gọi là kun hay ngược lại đối với bạn nam. Nói chung người nhật thích kêu sao thì kêu hà.
XóaMinh cung dang du hoc tai nhat , song tai nhat nhung tieng nhat cua minh rat la mo ho , nhung tinh co minh doc duoc cac bai viet cua saroma , that su rat co ich cho minh, cam on saroma,本当に感謝しています。saroma co bai viet nao hay trang wed nao day luyen phat am ko? 教えて欲しい、よろしくお願いします。
Trả lờiXóaLuyện phát âm mà không có bạn người Nhật:
Xóahttp://www.saromalang.com/2011/04/ban-muon-hoc-phat-am-nhat-ngu-ma-khong.html
Các trang web học nghe tiếng Nhật có kèm văn bản:
http://www.saromalang.com/2012/06/cac-trang-web-hoc-nghe-tieng-nhat-co.html
cam on!
Trả lờiXóacho em hỏi từ kimi, phái nữ có được gọi người đối diện với mình là kimi ko? hay chỉ có phái nam?
Trả lờiXóaNữ gọi nam vẫn được: Gọi người ít tuổi hơn mình thôi nhé.
XóaThầy giáo, cô giáo gọi học sinh là "kimi" cũng được.
"kimi" = "em"
'Ano+kata' có khác gì nhiều 'kata' ko ad ơi?
Trả lờiXóaChán ^^ "Ano" là "đó" mà!
Xóaban oi.cho minh hoi tu kedo dung trong truong hop nao vay...minh thay ben nhat nguoi ta noi xong cau nao cung ket thuc ban kedo...ke ca hoi ve time..nguoi ta cua ket thuc bang kedo..tkss
Trả lờiXóanhiều quá, rắc rối quá, đúng là tiếng nhật thật phức tạp nhưng vì tình yêu vs nước nhật nên sẽ quyết tâm ^O^
Trả lờiXóabạn ơi, từ "-shi" sau tên (vd: yuki-shi) là gì vậy bạn?
Trả lờiXóaNó là 氏 tức là dạng lịch sự của "san" => Ông/bà
XóaKare có nghĩa là người yêu ko ạ
Trả lờiXóaCó, "kare" hay "kareshi" còn có nghĩa là "bạn trai", ví dụ "watashi no kare", tương tự "kanojo" còn có nghĩa là "bạn gái" ví dụ "boku no kanojo".
Xóanếu mình muốn viết anh trai thứ nhất, anh trai thứ hai, anh trai thứ ba thì viêt thế nào?
Trả lờiXóaSach minna co ghi day ban. Ichiban ue no ani vs niban me no ani
Xóaban oi chu tan,chin,viet sau ten nguoi la gi vay ban
Trả lờiXóaCho tôi hỏi -san さん đọc "ん" là "n" hay 'ng" thấy toàn đọc là xằng,giúp mình với
Trả lờiXóatrong さん thì đọc là "ng" b ơi
Xóachào bạn, t xem anime thì -chan có thể dùng xưng cho con trai. Vậy là sao?
Trả lờiXóathân mật đó bạn ạ, thường người yêu sẽ gọi nhau là "~chan" cho gần gũi
Xóae thì xem phim Sát thủ bông tuyết (là cô gái chuyên giết những kẻ ác để giúp ích cho dân). Cô gái này khi gặp bang chủ của Cái bang, vị bang chủ đã rất xúc động vì đã giết dùm kẻ ức hiếp ông ta. Vậy mà tại sao ổng lại gọi cô ấy là: "Omae san" (trong khi ổng vẫn biết rõ tên tuổi cô này). Chỗ này e k hiểu, mong Saroma giải đáp giúp. Em xin cảm ơn nhiều! :D
Trả lờiXóaOmae không đơn giản là "mày" mà là người đứng trước mặt, ở đây gọi một cách không thân mật và khá xa cách, kiểu như "các hạ" chăng? Mae nghĩa gốc là "trước, trước đây, phía trước" mà
XóaỞ trên ad có đề cập đến cách xưng hô của bạn trai và bạn gái nhưng không thấy nhắc đến cách xưng hô của bạn gái với bạn trai mình. Có phải là atashi và anata ko? Đối với những cặp đã quen lâu rồi thì có cách xưng hô nào thân mật hơn ko ad?
Trả lờiXóaĐúng rồi, atashi (watash) và anata, thân mật hơn thì ●●●ちゃん ví dụ có thể gọi bạn trai là Takeshi-chan, nhưng thật ra thì cũng chả biết thế nào :D Mình thấy xưng hô nhẹ nhàng, thân mật thì dùng "~chan" hết :D
XóaAD ơi cho mình hỏi muốn giới thiệu người khác thì nói như thế nào . VD như Đây là bố mẹ tôi .MÌnh thấy cách dùng từ bố mẹ anh chị nó rắc rối quá . bố mẹ của mình thì nói 1 kiểu mà bố mẹ người khác thì nói 1 kiểu . Cảm ơn AD nha
Trả lờiXóamình nghĩ chỉ cần dừng N + NO + Otosan (bố) hoặc N + NO + Okasan (mẹ) là được rồi
Xóavợ chồng thì xưg hô với nhau là gì vaj ad ?
Trả lờiXóaGọi anata xưng watashi. Hoặc gọi tên thêm chan. Vk Nhật rất thích gọi ck là Anata~~~
Xóahay ạ
Trả lờiXóakhó quá à :(
Trả lờiXóakhi nào nên gọi tên khi nào nên gọi họ trong tiếng nhật ạ
Trả lờiXóahmm... còn senpai thì sao?
Trả lờiXóaSenpai là đại ca
Xóa兄貴 mới là đại ca chứ =))
XóaSenpai là đàn anh hoặc đàn chị, nói chung là trên cấp mình(nhưng không quá cao)
Xóatại sao em nghe nhạc nhật vẫn thấy con gái hát là "boku ha" rồi gọi người kia là kimi ạ? bài part of me của ayumi ấy ạ. Em cảm ơn AD nhiều ạ
Trả lờiXóaj
XóaTiếng Nhật hay nhỉ!
Trả lờiXóa"Sama" là từ kính trọng hơn "dono" mới đúng. Trong khi "sama" chỉ rõ mối quan hệ lớn bé thì "dono" nghe lại có vẻ ngang bằng nhưng vẫn rất tôn kính.
Trả lờiXóahay quá ^^ thank Saromalang !
Trả lờiXóaBài viết đầy đủ quá ạ. Nhưng mà... thật ra aitsu với koitsu khi dùng để chỉ bạn bè thì cũng ko hẳn là mang tính chất miệt thị đâu ạ.
Trả lờiXóaTheo mìh thấy ore và omae ko hẳn là khih miệt đâu. Khi mìh chơi thân vs ng nhật r thì mìh cũg hay dùg từ này. Và ngta cũg vậy. Khi thân thiết r thì có thể dùg đc nhé
Trả lờiXóaHình như có chút gì đó nhầm lẫn ở chỗ otaku thì phải.
Trả lờiXóaNếu bình thường nói otaku thì ý là nói về mình hay gia đình mình.
Còn về manga hay anime thì ý chỉ những người nghiện nặng 2 món này, suốt ngày ở trong nhà, ăn mặc theo nhân vật mình thích. Ngày xưa thì có ý miệt thị, nhưng giờ thì không vậy nữa.
Đọc xong thấy thoải mái thật, :D
Trả lờiXóarất có ích ạ >< arigatou ~
Trả lờiXóaXin phép đính chính, cũng như chia sẻ cho các bạn giải thích chính xác về ~殿(~どの)
Trả lờiXóaChúng tôi sẽ giới thiệu cách sử dụng đúng kính ngữ "sama" và "dono" khi viết địa chỉ trong e-mail công việc và các tài liệu kinh doanh khác nhau.
Tiêu đề kính ngữ thường được sử dụng là "sama". Bạn có thể sử dụng nó bất kể bạn là cấp trên hay cấp dưới. Vì nó có thể được sử dụng trong ngôn ngữ nói cũng như ngôn ngữ viết, nên nó được sử dụng rộng rãi như một kính ngữ cơ bản trong các cuộc trò chuyện với khách hàng và đối tác kinh doanh.
Xin lưu ý rằng danh hiệu kính trọng "dono" được sử dụng từ cấp trên cho cấp dưới. Chỉ các tài liệu được sử dụng làm ngôn ngữ viết và có thể được sử dụng khi gửi phiếu lương hoặc cuộc hẹn thay mặt công ty từ một tổ chức cho một cá nhân, nhưng nó không được sử dụng làm ngôn ngữ nói. Trong các văn bản chính thức do các bộ và cơ quan ban hành, ``dono'' thường được sử dụng, nhưng nó đã được xem xét theo thời gian và gần đây ``sama'' đang được sử dụng. Trong bối cảnh kinh doanh, thật thô lỗ khi sử dụng danh hiệu kính ngữ "dono" cho các đối tác kinh doanh, vì vậy tốt hơn là nên tránh nó. Đối tác kinh doanh là đối tác mà công ty tiến hành giao dịch và bất kỳ đối tác nào mà công ty thực hiện giao dịch đều là đối tác kinh doanh. Một trong hai bên của giao dịch được gọi là đối tác, vì vậy ngay cả khách hàng cũng nên tránh sử dụng "dono" cho đối tác của bên kia.
Điều quan trọng là không sử dụng cách xưng hô không tự nhiên để không khiến người nhận cảm thấy khó chịu. Chỉ riêng việc sử dụng các danh hiệu kính ngữ cũng có thể thay đổi ấn tượng về một công ty hoặc cá nhân, vì vậy trừ khi có phong tục hoặc quy tắc xưng hô trong công ty, về cơ bản hãy sử dụng "sama" để xây dựng các mối quan hệ kinh doanh suôn sẻ.
Source:
https://www.f-ricopy.jp/blog/202303chigai2/#:~:text=%E4%B8%80%E8%88%AC%E7%9A%84%E3%81%AB%E4%BD%BF%E3%82%8F%E3%82%8C,%E3%81%AA%E3%81%AE%E3%81%A7%E6%B3%A8%E6%84%8F%E3%81%8C%E5%BF%85%E8%A6%81%E3%81%A7%E3%81%99%E3%80%82