Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Chia động từ tiếng Nhật - SAROMA JCLASS

Trong bài này SAROMA JCLASS giới thiệu với các bạn bảng chia động từ tiếng Nhật cho động từ nhóm 1 (ngũ đoạn động từ, godan doushi hay 五段動詞) và cho động từ nhóm 2 (nhất đoạn động từ, ichidan doushi hay 一段動詞) với các dạng như nguyên dạng, masu-form, te-form (de-form), bị động (ukemi), sai khiến (shieki),...

Bảng chia động từ tiếng Nhật
Dạng \ Nhóm Nhóm 1 (5 đoạn):
nomu (uống)
Nhóm 2 (1 đoạn)
taberu (ăn)
Nguyên dạng nomu taberu
Dạng lịch sự "masu" nomimasu tabemasu
Phủ định nomanai tabenai
Phủ định lịch sự "masen" nomimasen tabemasen
Sai bảo ("hãy") / Dạng liên kết nonde (1) tabete
Khả năng ("có thể") nomeru taberareru
Bị động (受身, ukemi) ("bị") nomareru taberareru
Sai khiến (使役, shieki) ("bắt", "cho") nomaseru tabesaseru
Bị động sai khiến (bị sai khiến) ("bị bắt", "được cho") nomaserareru tabesaserareru
Giả định sẽ xảy ra ("nếu") nomeba tabereba (3)
Giả định xảy ra ("nếu") nondara (2) tabetara
Rủ rê ("Chúng ta hãy ~ đi") nomou, nomimashou tabeyou, tabemashou
Ra lệnh ("~ đi!") nome tabero,tabeyo(vănviết)

Bổ sung cho bảng trên:
(1) Dạng "Sai bảo / Liên kết" (te-form, de-form) đối với động từ 5 đoạn (nhóm 1) tùy đuôi của động từ mà chia khác nhau như dưới đây:
Khi chia dạng sai bảo / liên kết  (2 dạng này giống nhau, tức "te"-form, "de"-form) của động từ nhóm 1 các bạn phải chú ý vì động từ kết thúc bởi "mu", "nu", "gu", "ku", "su" chia hơi khác. Thông thường sẽ chia là "tte" (って):
u, ru, tsu -> "tte":
言う(いう):言って(いって)
帰る(かえる):帰って(かえって)
立つ(たつ):立って(たって)
Riêng:
su -> "shite": 刺す(さす) → 刺して(さして) (đâm)
mu, nu -> "nde": 飲む → 飲んで(のんで) (uống), 死ぬ(しぬ)→死んで(しんで) (chết)
gu -> "ide": 泳ぐ(およぐ) → 泳いで(およいで) (bơi)
ku -> "ite": 除く(のぞく) → 除いて (のぞいて) (trừ ra)
(2) Dạng giả định xảy ra (tara, dara) cũng chia tùy theo đuôi của động từ giống như trên:
u, ru, tsu -> "ttara":
iu: ittara
kaeru: kaettara
tatsu: tattara
su -> "shitara":
sasu: sashitara
mu, nu -> "ndara":
yomu: yondara
shinu: shindara
gu -> "idara":
sosogu: sosoidara
ku -> "itara":
nozoku: nozoitara
(3) Dạng giả định sẽ xảy ra ("ba") thì động từ nhóm 1 và nhóm 2 chia giống nhau, chú ý là "taberu" sẽ thành "tabereba" mà không phải là tabeba như khi chia động từ nhóm 2 (động từ 1 đoạn) ở các dạng khác.

Bảng chia động từ bất quy tắc: suru, kuru, iku
Dạng suru (làm) kuru (đến) iku (đi)
Nguyên dạng suru kuru iku
Dạng lịch sự "masu" shimasu kimasu ikimasu
Phủ định shinai konai ikanai
Phủ định lịch sự "masen" shimasen kimasen ikimasen
Sai bảo ("hãy") / Liên kết shite kite itte
Khả năng ("có thể") dekiru korareru ikeru
Bị động (受身, ukemi) ("bị") sareru korareru ikareru
Sai khiến (使役, shieki) ("bắt", "cho") saseru kosaseru ikaseru
Bị động sai khiến (bị sai khiến) ("bị bắt", "được cho") saserareru kosaserareru ikaserareru
Giả định sẽ xảy ra ("nếu") sureba kureba ikeba
Giả định xảy ra ("nếu") shitara kitara ittara
Rủ rê ("Chúng ta hãy ~ đi") shiyou, shimashou koyou, kimashou ikou, ikimashou
Ra lệnh ("~ đi!") shiro, seyo (văn viết) kore, koiyo ike

Chú ý: Những động từ kết thúc bằng "su" như 出す (dasu) khi chia dạng bị động sai khiến thường trở thành "daserareru" thay vì "dasaserareru" cho dễ phát âm, tuy nhiên bạn vẫn có thể dùng "dasaserareru".

Có thể kết hợp các cách chia với nhau
Ví dụ:
走る:hasiru = chạy
走れる:hashireru = chạy được (có thể chạy)
走れば:hashireba = nếu chạy
走れれば:hashirereba = nếu chạy được

Tham khảo:
Động từ trong tiếng Nhật

20 nhận xét:

  1. rất bài bản, đầy đủ.

    Trả lờiXóa
  2. Bai viet rat ngan gon va day du/
    Cam on nhieu nhe/

    Trả lờiXóa
  3. Rất đầy đủ.
    Mình có thắc mắc là các động từ tận cùng đuôi bu chi thể te như thế nào. VD như asobu chẳng hạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tận cùng bằng bu bạn bỏ các đuôi đó đi thêm んで
      例えば:
      遊ぶ -> 遊んで
      選ぶ -> 選んで

      Xóa
    2. cái chia sang thể te này bạn chỉ cần chia theo 9 nhóm đuôi, nếu các động từ có âm
      い、ち、り trước masu ー> って

      に、び、み -> んで
      き -> いて
      ぎ -> いで

      Xóa
  4. e học rùi,giờ quay lại luyện tập thì thấy khó hỉu quá. tại hồi trước học ko chắc. hix.thể bị động và thể sai khiến đó các bác ah. e bi loạn trưởng rùi.có ai giúp e với hix

    Trả lờiXóa
  5. em chưa học tới bài này nhưng 先生 thỉnh thoảng có nói đến làm em quan tâm đên. nhưng em đọc chỉ hỉu đc 1 chút thui. ありがと ございました

    Trả lờiXóa
  6. saromalang ơi, có thể đưa thêm ví dụ cho em về dạng chia động từ sai khiến và bị động dc ko ạ, em chưa hiểu rõ lắm vì chưa dc học kỹ về nó mà, em muốn biết xem 1 câu có đtừ như vậy sẽ như thế nào, cảm ơn saromanlang nhiều ạ. ありがとう ございます

    Trả lờiXóa
  7. Cho mình hỏi sự khác nhau giữa giả định xảy ra vs giả định sẽ xảy ra được ko? ありがとう。^_^

    Trả lờiXóa
  8. bài viết rất hữu ích, cảm ơn saromalang

    Trả lờiXóa
  9. anh ơi, giải thích giùm em động từ nhóm 1 ( hay còn gọi la động từ ngũ đoạn), theo như anh nói là khi chia sẽ chia đầy đủ a,i,u,e,o, Nhưng lúc cho ví dụ của Nomu, thì em phát hiện có 4 chữ ,a,i,u,e thôi, còn O nằm ở chỗ nào vậy anh???

    Trả lờiXóa
  10. hay thật được học miễn phí :D

    Trả lờiXóa
  11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa